"Hành trình vạn dặm bắt đầu từ những bước đi đầu tiên"

せんりのみちもいっぽから

Jan 1, 2013

Câu chuyện đôi bàn tay


Một Clip dài gần 4 phút do một nhóm các bạn sinh viên ở TPHCM để kêu gọi về sự trung thực trong giáo dục đã nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng. Clip này cũng được nhiều tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao và đăng lại.

Hành trình của đôi tay đen
Đoạn clip có tên Hands - Đôi bàn tay, do 5 sinh viên đang học ở các trường: ĐH Ngân hàng, ĐH KHTN (ĐHQG TP.HCM)và ĐH Hoa Sen thực hiện cách đây một năm để tham dự cuộc thi "Sinh viên, họcsinh trung thực: Được gì, mất gì?", do CLB FACE (For A Clean Education) của trường ĐH Hoa Sen tổ chức. Thời gian gần đây, khi clip được nhóm bạn sinh viên đưa lênYouTube, nó đã nhận được gần 1.000 lượt xem. Ngoài ra, Đôi bàn tay còn được đăng tải trên blog chính thức của Tổ chức Minh bạch quốc tế, trang web của Đại sứ quán Anh, trình chiếu trong một hội thảo về phòng chống tham nhũng tại Hà Nội và hội thảo về chống đạo văn trong trường học tại trường ĐH Hoa Sen, vào giữa tháng 12/2012.
Clip trên được thực hiện bằng phương pháp stop - motion, ghép gần 700 bức ảnh chụp đôi bàn tay. Mở đầu clip là hình ảnh đôi bàn tay sạch sẽ của một cô bé học sinh tiểu học. Đôi bàn tay ấy có một vài chấm đen khi quay cóp, giở tài liệu trong lúc kiểm tra ở bậc trung học cơ sở. Càng ngày, đôi bàn tay đó càng có nhiều chấm đen hơn. Đến khi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đại học bị rớt, đôi bàn tay đó đã được một bàn tay đen khác chỉ dẫn để dùng tiền mua suất vào đại học. Trong suốt 4 năm đại học, đôi bàn tay đó tiếp tục trả phong bì thay vì trả bài cho thầy cô giáo. Đến ngày tốt nghiệp đại học, đôi bàn tay đó đã bị bôi đen hoàn toàn.
Nhận được bằng tốt nghiệp nhưng đôi bàn tay đó không thể giữ nổi tấm bằng và đi xin được việc làm. Lúc này, đôi bàn tay mới thật sự tỉnh ngộ: "Bạn sẽ xây dựng tương lai bằng đôi bàn tay này?". Đó cũng là câu hỏi ở cuối đoạn clip dành cho người xem. Cuối đoạn phim, đôi bàn tay tỏ ra hối hận, liên tục kỳ cọ để xóa bỏ những mảng đen tô khắp đôi bàn tay. Thế nhưng, có kỳ cọ, tắm rửa bao nhiêu lần đi nữa thì vết đen vẫn mãi đeo bám.
Bạn chọn đôi tay nào?
Vũ Minh Ngọc (năm thứ tư, ngành Tài chính Ngân hàng, trường ĐH Ngân hàng) là một trong 5 thành viên thực hiện đoạn clip trên. Ngọc cho biết: "Thông điệp mà cả nhóm muốn gửi đến cho các bạn học sinh, sinh viên là sự trung thực trong học tập sẽ đem lại kiến thức thật. Chỉ có điều đó mới đem lại thành công trong cuộc sống và sự thanh thản trong tâm hồn". Nhóm bạn làm clip hiểu rõ, xã hội ngày càng phát triển thì học sinh, sinh viên càng phải chịu nhiều áp lực học đường. Nếu không có định hướng và quan tâm của gia đình, học sinh, sinh viên rất dễ bị nhuộm đen bởi những hành vi xấu. Ngọc chia sẻ: "Hy vọng, sau khi xem qua đoạn clip này, các bạn sẽ tỉnh ngộ và tự nhìn lại đôi bàn tay mình".
Trên trang mạng YouTube, thành viên PhanLaHoang viết: "Đoạn phim này mang tính giáo dục cao. Dường như, bản thân mỗi bạn học sinh, sinh viên đều thấy có chút gì đó giống như đôi bàn tay trong clip. Điều quan trọng là các bạn trẻ có dám sống trung thực để không vào đời với đôi bàn tay đen hay không. Mình hy vọng, các bạn sẽ tự suy nghĩ và sáng tạo để học tập tốt hơn thay vì quay cóp. Mình cũng mong trong tương lai, hành vi đạo văn, trộm cắp, thiếu trung thực chỉ còn là thiểu số và dần dần mất đi". Còn thành viên Lê Minh cho biết: "Hình ảnh đôi bàn tay được chụp từ trên xuống, cũng là hướng của một người nhìn chính đôi tay mình như một cách tự vấn lương tâm. Nếu các bạn muốn sau này không phải hối tiếc vì những tháng năm đã sống phí trên giảng đường thì ngay từ bây giờ, hãy trung thực với chính bản thân. Chỉ có kiến thức tự tích lũy được thì mình mới tự do tồn tại trong xã hội".
Trao đổi với Sinh Viên Việt Nam, anh Phạm Quốc Lộc, Chủ nhiệm CLB FACE cho biết: "Clip Đôi bàn tay là một trong những nội dung câu lạc bộ sử dụng để tuyên truyền trong chiến dịch "Vì một nền giáo dục sạch", diễn ra từ giữa tháng 12/2012 đến giữa tháng 1/2013. Chiến dịch này gồm nhiều hoạt động như: Khảo sát thói quen sử dụng tài liệu trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên; hướng dẫn sinh viên cách xử lý thông tin và trích nguồn; cam kết nói "không" với mua bán, đạo văn khi thực hiện tiểu luận,khóa luận, đề án.



theo:svvn

0 Post a Comment:

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến!
Chúc bạn có một ngày thật vui vẻ.

Kết nối bạn bè

Wikipedia

Search results

Video Nổi bật

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm

 
Please Enable Javascript!Enable JavaScript