"Hành trình vạn dặm bắt đầu từ những bước đi đầu tiên"

せんりのみちもいっぽから

DANH NGÔN

Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân - Lão Tử

Sep 12, 2018

Hỏi đáp về Sỏi Thận -Báo dân trí


"Nguyễn Khắc Trình - Nam 28 tuổi
Chào bác sĩ ạ Em đợt trước có bị sỏi thận , nhưng uống thuốc đi tiểu được ra và đợt đó có bị chảy máu đường tiết niệu thì liệu có ảnh hưởng đến sinh sản sau này không ạ? Em cảm ơn bác sĩ ạ!
BS. Nguyễn Thị Hằng:
Hiện tượng đi tiểu ra máu là do viên sỏi di chuyển trong đường tiết niệu gây nên. Tuy nhiên giờ sỏi đã hết, và hiện tượng này cũng không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản sau này."



Nguyễn Văn Lợi - Nam 38 tuổi
cách đây 03 tháng tôi bị sỏi thận, trôi xuống niệu quản phải tán nội soi. nhưng qua siêu âm thì tôi vẫn có sỏi 4-5mm ở cả hai thận, tôi đã uống nước từ trái dứa+ phèn chua nhưng không đỡ. giờ tôi đang uống thuốc cốm sinikarang. tôi có hỏi một số bác sĩ trực tuyến thì bác sĩ bảo cần phải kiểm tra xem thuộc loại sỏi gì sau đó mới dùng thuốc. các chuyên gia cho tôi hỏi xem tôi cần phải làm như thế nào???. trân trọng cảm ơn
BS. Nguyễn Thị Hằng:
Với tình trạng sỏi của bạn, bạn đã được dùng thuốc như thế này rồi mà sỏi vẫn còn, thì bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa về thận để khám và sẽ được tư vấn điều trị.

Đoàn Thị Thoa - Nữ 35 tuổi
Tôi bị sỏi thận đã nhiều năm nay. Qua siêu âm thấy sỏi lớn trên 20mm đã ứ nước. Tôi luôn bị cao huyết áp nên chưa dám phẫu thuật vì ở quê tôi thường các bệnh viện áp dụng phương pháp mổ mở nên tôi ái ngại. Nay tôi xin hỏi quý bác sĩ về phương pháp tán sỏi qua da chuẩn thức áp dụng ở bệnh viện nào để tôi điều trị. Tôi xin cảm ơn

BS. Nguyễn Thị Hằng:

Bạn có thể lên các BV tuyến trên như BV Việt Đức, BV Bạch Mai, BV Bưu Điện... để được sử dụng phương pháp tán sỏi qua da.
Trần Văn Đoán - Nam 51 tuổi
Chào bác sĩ, tôi bị sỏi thận 6mm dạo này hay đau lưng đi tiểu đem 3 lần/ đêm và chân có cảm giác giữ nước, bs cho hỏi giờ điều trị cách gì để hết sỏi
BS. Nguyễn Thị Hằng:
Tình trạng của bạn có hiện tượng phù chi dưới, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị.
Võ Đình Việt - Nam 51 tuổi
Cách đây gần 10 năm tôi có đi tán sỏi ngoài cơ thể 6 lần trong vòng 5 tháng lien tiếp. Trong có 5 lần tán đi tiểu ra máu, còn 1 lần thì không.Khoảng trong vòng 1 năm sau tôi có sắc uống quả Dứa dại ngopài biển sau ssó bị viêm niêm mặc dạ dày do tôi sắc uống nước đậm quá. Vài tháng sau tôi bị cơn đau quặn thận và từ đó đến nay (khoảng 8 năm)năm nào tôi cũng đi siêu âm it nhất 2 lần mà không thấy có sỏi nữa.Tôi bị sỏi bên trái phía dưới đài thận. Khi trở trời tôi thấy hơi hơi đau ở vùng bị tán. Xin bác sỹ cho lời khuyên để phòng tránh sỏi tái phát (vì nhiều người mổ xong 1 đến 2 năm sau lại tái phát).
BS. Nguyễn Thị Hằng:
Bệnh sỏi thận rất hay tái phát, nên sau tán sỏi bạn cần duy trì chế độ sinh hoạt đều độ, uống đủ nước mỗi ngày, tăng cường vận động, tránh nhịn tiểu, hạn chế dùng thuốc có chứa vitamin C, dùng thuốc có canxi thì cần được kiểm soát.
Ngoài ra, bạn có thể uống thuốc có thành phần Kim tiền thảo để phòng nguy cơ tái phát sỏi thận.

Trần Hoàng Thao - Nam 57 tuổi
Tôi đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm, siêu âm tổng quát cho thấy sỏi thận trái mới chỉ 2mm.Bác sĩ bảo uống nước nhiều là tự tan, Cho tôi hỏi có cần uống thuốc thêm gì không, chứ thiệt tình lo lắm? Trước khi biết kết quả siêu âm, tôi thường dù viên sủi C, và sủi Vitamin.Bây giờ sợ rồi!
BS. Lê Lương Đống:


giao_luu_y_te-3
Kinh nghiệm trên thực tế cho thấy những người có mức sống tương đối cao, ăn nhiều đạm, hay dùng vitamin C (vừa làm đẹp, vừa tang sức đề kháng) và rất nhiều người mắc sỏi khi dung vitamin liều 1.000mg. Cho nên lời khuyên là những người ăn chế độ nhiều đạm, nên kiêng chất chua, gây toan hóa nước tiểu và đặc biệt là kiêng ăn uống đồ chua vào chiều tối. Buổi đêm không nên dùng vitamin C.

Tuan nguyen - Nam 38 tuổi
 Chào bác sĩ, lời đầu tiên chúc bác sĩ khoẻ mạnh, tôi sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ, tôi bị bệnh sỏi thận 6 năm về trước, tháng rồi tôi có đi dùng tia laser bắn sỏi thận, sau đó 2 tuần tôi đi tiểu ra hết. Sỏi nằm bên trong thận trái 9mm. Bác sĩ bên Hoa Kỳ khuyên hạn chế ăn đồ biển và thịt đỏ. Vậy bây giờ tôi cần hạn chế ăn những loại thực phẩm nào, và nên ăn loại gì?

BS. Lê Lương Đống:
Chúng tôi chưa có được thong tin xét nghiệm cận lâm sang về loại sỏi của bạn. Nhưng về cơ bản, các bác sĩ ở Hoa Kỳ khuyên không ăn thức ăn nhiều đạm – nghĩ đến bạn thuộc nhóm sỏi oxalate, do đó bạn cần ăn những thực phẩm để giúp cho môi trường nước tiểu tăng độ pH (kiềm hóa), khi cần thiết có thể uống natri cacbonat theo đơn bác sĩ. Bạn có thể đến cơ sở chuyên khoa để khám chi tiết hơn.

Riêng việc đau tinh hoàn thì cũng chưa khẳng định là do sỏi thận gây nên. Bạn cần khám chuyên khoa tai mũi họng và rất thường gặp là do giãn tĩnh mạch tin – gây nên đau.

Nguyễn việt dũng - Nam 32 tuổi
Thưa bác sĩ.cháu bị sỏi từ năm 15 tuôi và thuờng xuyên đi tiểu ra sỏi và bị đau. Cứ vài năm cháu lại có sỏi lại ơ 2 thận. Có những viên to hơn thì ko ra đuợc thì bị rơi ra niệu quản và tắc phải đi viện tán nội soi còn nhỏ hơn thì tiểu ra.cháu có uống thuốc rất nhiều nhà thuốc luơng cả nổi tiếng mà không đỡ.cháu xin hỏi bác cho cháu xin biết tên nhà thuốc nào chữa bệnh này tốt ah. Và cho cháu xin lời khuyên.cháu bị sỏi san hô. Và cách đây 1 tuần cháu cũng vừa phải đi tán nội soi sỏi niệu quản. Cháu cảm ơn.
BS. Lê Lương Đống:

Bạn thuộc cơ địa dễ sinh sỏi. Trước tiên, bạn nên đi xét nghiệm xem là loại sỏi nào. Thường có 2 nhóm sỏi, nhóm thứ nhất cần ăn chất chua, toan hóa nước tiểu (ăn dứa, cỏ bợ, cải củ); ngược lại, sỏi oxalate, uric thì cần kiềm hóa nước tiểu để không sinh sỏi (hạn chế ăn thịt).

Bạn cần thực hiện chế độ ăn để nó phá vòng xoắn cơ chế sinh ra sỏi, đồng thời uống đủ nước, vận động hợp lý, tránh bị cô đặc nước tiểu. Nếu ở Việt Nam, phần lớn sỏi là cần phải toan hóa nên các chế độ ăn hoặc dung các sản phẩm y học cổ truyền hiện nay đa số là phù hợp. Bạn nên dùng sản phẩm nào được Bộ Y tế cấp phép để dùng lâu dài, an toàn, hiệu quả, đáng tin cậy.
Le Thị Thu - Nữ 28 tuổi
Chào bác sĩ, em trai tôi năm nay 26 tuổi, trước đây bị sỏi thận và đã đi tán sỏi ở BV Bưu điện cách đây 3 năm, gần đây có hiện tượng đi tiểu bị khó, nhiều lần trong ngày hơn bình thường, mặc dù uống nước không nhiều. Em tôi đi khám tại BV huyện Đông Anh thì không phát hiện ra sỏi. Xin hỏi BS em trai tôi có thể bị sỏi trở lại hay không và hiện tượng như trên có phải là dấu hiệu của sỏi thận không, có cần ra BV tuyến cao hơn để khám lại không? cảm ơn Bác sĩ
BS. Nguyễn Thị Hằng:



giao_luu_y_te-4
Với tình trạng như trên, em bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định. Còn với bệnh sỏi thận, tôi lưu ý với bạn, bệnh này do cơ địa, rất hay tái phát vì vậy sau khi đã tán sỏi thì cần phải thực hiện chế độ như: uống nhiều nước, tăng cường vận động, tránh nhịn tiểu... để phòng tái phát.

hoàng thị Linh - Nữ 33 tuổi
Xin bác sĩ cho hỏi triệu chứng của sỏi thận và cách điều trị?
BS. Nguyễn Thị Hằng:

giao_luu_y_te-7
Với bệnh sỏi thận, người bệnh thường có các triệu chứng sau: 
Có cơn đau mỏi vùng thắt lưng; đau quặn vùng mạn sườn; có tiền sử đái ra sỏi hoặc đái máu... đã phải đi khám.
Cách điều trị tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh để quyết định phương pháp điều trị:
Nếu sỏi nhỏ dưới 10mm và chưa có biến chứng về thận thì nên điều trị nội khoa bằng cách uống các thuốc có thành phần Kim tiền thảo (hiện nay trên thị trường có thuốc Sinakarang), uống nhiều nước.
Nếu sỏi kích thước lớn trên 10mm thì cần phải can thiệp ngoại khoa.

Nguyễn Anh Mỹ - Nam 68 tuổi
Chào bác sĩ. Tôi có sỏi bàng quang 24mm. Thỉnh thoảng đi tiểu rất buốt,có hôm đi tiểu màu hơi hồng. Liệu tôi có bắt buộc phải tán sỏi không? Cứ để thế này có nguy hiểm không? Bác sĩ tư vấn giúp tôi.
BS. Lê Lương Đống:
Cái sỏi 24mm thì không thể điều trị bằng nội khoa để tan hết được, vì vậy cần dùng 1 liệu pháp can thiệt hoặc tán sỏi hoặc phẫu thuật. Bạn cần đến cơ sở chuyên khoa để được khám toàn diện và khám chi tiết.

Nguyễn Thị Nguyệt - Nữ 30 tuổi
Tôi có cậu e trai 26 tuổi bị sỏi thận, đã tán 1 lần- thì cần lịch thăm khám thường xuyên như nào là hợp lý? Và có cách nào để giảm sỏi mà không cần phẫu thuật không?
BS. Lê Lương Đống:
Lịch khám tùy theo cơ địa từng người. Với người có cơ địa dễ sinh sỏi thì cứ mỗi 3 tháng nên khám 1 lần; còn người bình thường thì 1 năm 1 lần.

nguyễn thị thắng - Nữ 41 tuổi
uống nước cây kim tiền thảo tươi có tốt không ạ hay phải phơi khô uống ạ
BS. Lê Lương Đống:
Về tác dụng, lá kim tiền thảo tươi và khô có tác dụng tương tự. Nhưng với nước lá tươi sẽ dễ gây rối loạn tiêu hóa, nhất là người có bộ máy tiêu hóa yếu và mùi ngái khó uống. 



Do đó, nếu dùng lá tươi thì nên sao qua, uống lá khô thì dễ uống hơn.  Nếu bạn uống lá tươi thì không nên quá 50g; còn lá khô không nên quá 20g.
Cao xuân hùng - Nam 49 tuổi
Chào bác sĩ, dạo gần đây tôi rất hay bị đi tiểu về đêm, có đêm tôi đi đến 3,4 lần. Mỗi lần đi tiểu cũng rất ít. Tôi cũng hay bị đau mỏi lưng. Liệu có phải tôi bị sỏi thận không? Làm cách nào để khắc phục được tình trạng này. Tiểu đêm nhiều khiến tôi bị mất ngủ và thấy khá mệt mỏi.
BS. Nguyễn Thị Hằng:


Tình trạng ệnh của bạn như vậy cho thấy chức năng thận đã bị ảnh hưởng, tôi khuyên bạn nên khám bác sĩ đông y để được điều trị. Còn để biết có sỏi hay không thì bạn nên đi khám.

nguyễn văn hải - Nam 45 tuổi
Tôi bị sỏi liệu quản to 1.8 cm và có sỏi nhỏ ở thận , tôi đã mổ và đặt ống jj , cho tôi hỏi là khi lấy ống jj ra bằng đường nào và có đau không ạ? Sau mổ bao lâu thì tôi có thể đi làm bình thường? Tôi mổ mở. Tôi xin cảm ơn 
Và bên thận phải của tôi còn 1 viên sỏi to 2 cm nữa , liệu tôi uống thuốc có mòn và ra được không hay vẫn phải phẫu thuật ạ?
BS. Lê Lương Đống:



Sỏi trên 1,5cm thì điều trị thường lâu. Trong quá trình điều trị đó có thể gặp nhiều biến chứng, thường gặp nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, gây nên thận ứ nước, cho nên hiện nay có nhiều phương pháp để can thiệp như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi ngược dòng, uống thuốc hỗ trợ. Do đó bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám toàn diện và được tư vấn.

Lưu ý, trước mắt cần có chế độ ăn uống tránh nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu như các hoa quả nóng (mít, dứa, xoài, vải), kiêng rượu, uống các thuốc lợi tiểu bằng y học cổ truyền với liều thích hợp; dùng các thành phẩm đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành để an toàn và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên vận động cơ thể để tránh lắng đọng muối và cặn trong nước tiểu.

Nguyễn Minh Đức - Nam 40 tuổi
Thưa bác sĩ! Tôi là người rất quan trọng đến sức khỏe, vì thế hàng năm tôi đều đi khám định kỳ. Nhưng thời gian gần đây do công việc quá bận, rượu bia ăn uống tiếp khách suốt nên tôi đã bỏ lỡ 1 kỳ khám, tức là sau 12 tháng tôi mới đi khám lại. Thật không ngờ kết quả cho thấy tôi đang bị sỏi thận với kích thước to nhất là 5mm. Mặc dù bác sĩ đã nói 5mm là chưa to, chỉ cần uống nhiều nước và thay đổi thói quen ăn uống là được nhưng tôi vẫn lo lắng. Không biết sỏi thận 5mm lớn hay nhỏ thưa bác sĩ, có loại thuốc nào điều trị không ạ !
BS. Lê Lương Đống:

Sỏi 5mm là thuộc diện nhỏ, có thể thải qua đường niệu quản ra ngoài. Bạn cũng đề phòng hay rượu bia thì sẽ gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Đó là yếu tố thuận lợi để cho viên sỏi tăng kích thước.

Thiên Trang - Nữ 27 tuổi
Chào bác sĩ, cháu đang có bầu được 26 tuần, cách đây vài ngày cháu đi kiểm tra thì phát hiện ở thận có 1 viên sỏi kích thước 7mm, thận có dấu hiệu ứ nước độ 1. Cháu có dúng được thuốc gì để điều trị không ạ? Cháu cũng lo uống thuốc ảnh hưởng đến em bé. Cháu cảm ơn bác sĩ
BS. Nguyễn Thị Hằng:

Giai đoạn này bạn đang mang thai nên chưa điều trị sỏi được bằng bất kể phương pháp nào. Sau khi sinh, bạn cần phải đi khám để được tư vấn điều trị.
Ở thời điểm hiện tại, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, vận động đều đặn, không nhịn tiểu, tránh ăn các loại thực phẩm, đồ uống nhiều vitamin C.
Nguyễn Văn Phú - Nam 42 tuổi
Cách đây 2 năm tôi đi mổ mở sỏi thận phải kích thước 29mm. Cách đây 1 tháng tôi đi kiểm tra tổng quát phát hiện ra có sỏi trở lại. Sỏi thận phải kích thước 6mm, thận trái kích thước 15mm. Bác sĩ tư vấn giúp tôi là có nên đi mổ nữa hay không? Nếu không thì phải điều trị như thế nào ạ. Xin cảm ơn bác sĩ
BS. Nguyễn Thị Hằng:



Với kích thước sỏi lên tới 15mm - đây là kích thước khá lớn, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và quyết định phương pháp điều trị.
Tuy nhiên, sỏi rất dễ tái phát sau khi can thiệp, thông thường sỏi lại hình thành ngay sau khi can thiệp nên việc uống thuốc có thành phần Kim tiền thảo như thuốc Sinakarang để có tác dụng phòng tránh tái phát sỏi.
Lê Trịnh Xuyến - Nữ 37 tuổi
Lúc trước tôi bị sỏi thận và đã đi điều trị, dạo này sức khỏe đã tốt hơn rất nhiều. Nhưng tôi nghe nói sỏi thận có thể di truyền, hiện nay tôi đã có 2 cháu, một bé đã được 8 tuổi và một bé 10 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi liệu con tôi có bị sỏi thận không và dấu hiệu nào để biết cháu có nguy cơ bị sỏi thận? Cảm ơn.
BS. Lê Lương Đống:
Lo lắng của bạn cũng có cơ sở, tức là sỏi thận cũng có yếu tố gia đình. Tuy nhiên, các cháu đang còn nhỏ, bạn không cần phải lo quá.

Chỉ cần bạn chú ý dinh dưỡng hợp lý, quan tâm cho các cháu uống đủ nước, đặc biệt là khi thời tiết nóng, các cháu nghịch, vận động nhiều, mất nhiều mồ hôi thì cần bồi phụ nước đầy đủ. Đặc biệt là khi có triệu chứng nào viêm đường tiết niệu (sốt, sốt rét run, kèm theo rối loạn tiểu tiện như đái buốt, đái rắt) thì cần khám chuyên khoa (siêu âm, xét nghiệm nước tiểu). Nếu có nguy cơ cao bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể và chi tiết điều trị dứt điểm.  

Chúc các con bạn chăm ngoan, học giỏi, hay ăn chóng lớn.
Lê Minh Phúc - Nam 35 tuổi
Bố tôi 71 tuổi, bị sỏi bể thận 20mm. Đã từng đi tán sỏi ngoài cơ thể 1 lần nhưng sỏi không vỡ. Nhờ bác sĩ tư vấn cách điều trị
BS. Nguyễn Thị Hằng:
Bác đã 71 tuổi, lại tán sỏi một lần mà không vỡ, bác nên đến khám bác sĩ chuyên khoa thận - tiết niệu để được tư vấn điều trị. Nhiều khả năng bác sĩ phải phẫu thuật mở để lấy sỏi.
Nguyen anh duc - Nam 37 tuổi
Em bị sỏi thận, chiều dài 0.9mm, chiều rộng 0.5mm, đã chui xuống bàng quang. Cho em hỏi uống thuốc gì để đào thải ra ngoài được? Em xin cảm ơn!
BS. Nguyễn Thị Hằng:
Với tình trạng của bạn sỏi đã ở bàng quang, vì vậy, bạn cần phải uống nhiều nước, nhảy dây để đẩy sỏi ra ngoài. Bạn cũng nên uống bổ sung thuốc có thành phần Kim tiền thảo để bào mòn và đưa sỏi ra ngoài bằng đường tiểu tiện.
Võ Minh Hùng - Nam 31 tuổi
Em bị đau hông và bụng bên trái và hay đi tiểu đêm, nước tiểu màu vàng sậm, đi khám ở bệnh viện Bưu Điện thì bác sĩ chuẩn đoán sỏi thận và có cho uống thuốc. Nhưng mấy hôm nay em đau lưng và đi tiểu nhiều hơn cả ngày và đêm. Bác sĩ cho em hỏi có phải tác dụng phụ của thuốc không ạ? Em cảm ơn bác sĩ
BS. Lê Lương Đống:
Với những thông tin bạn cung cấp, tôi chưa đủ cơ sở để khẳng định có phải là tác dụng phụ của thuốc không.

Nước tiểu vàng có thể do nhiều yếu tố: trời nóng, do gan, do thận hay rối loạn chuyển hóa khác. Bạn nên đến bệnh viện để khám và xét nghiệm khi cần thiết để có chẩn đoán rõ ràng hơn.

Nguyễn Văn Nam - Nam 45 tuổi
Chào bác sĩ, tôi đi kiểm tra thì phát hiện có sỏi uric, kích thước 8mm ở thận. Với sỏi uric thì tôi điều trị như thế nào? Chế độ ăn uống kiêng cữ gì không ạ? Bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn
BS. Lê Lương Đống:
Sỏi uric thường gặp ở người mắc bệnh gout (axit uric cao). Hiện người ta có những thuốc để làm tan sỏi này. Tôi khuyên bạn đến khám và điều trị ở cơ sở chuyên khoa thận – tiết niệu sẽ có hiệu quả cao.

NGỌC ANH - Nữ 44 tuổi
Tôi xin hỏi bs tôi hay đi tiểu nhiều lần trong ngày và có hôm buổi tối tôi cũng có di 1 vài lần nhưng đêm ngủ tôi ko uống nước mà chỉ uống 1 ngụm nước nhỏ thôi trước khi đi ngủ vậy mà đêm tôi cũng đi tiểu ko biết có phải bị viêm bàng quang ko liẹu tôi có bị thận ko
BS. Nguyễn Thị Hằng:
Tiểu tiện là do chức năng của thận quyết định. Bạn đi tiểu đêm vài lần như thế là không bình thường. Vì vậy, bạn cần phải đi khám.
Vũ Đức Lợi - Nam 62 tuổi
Tôi đi siêu âm ổ bụng năm 2017 và 2018 kết quả thận phải có sỏi 6 mm, thận trái bình thường. Bác sĩ khuyên sống chung với sỏi, nên uống nhiều nước (khoảng 2 lít/ngày). Hiện tôi không thấy đau lưng, tiểu tiện bình thường. Xin hỏi Bác sĩ có cần phải uống thuốc gì không?
BS. Nguyễn Thị Hằng:
Như tình trạng của bạn là đã có sỏi trong thận, tuy nhiện sỏi còn nhỏ nên chưa cần can thiệp, mà bạn nên uống thuốc có thành phần Kim tiền thảo như thuốc Sinakarang và uống nước như bác sĩ hướng dẫn.
Nguyễn Linh Hương - Nữ 39 tuổi
Tôi đã mổ sỏi niệu quản 2 lần một bên thận. Mỗi lẫn mổ cách nhu 1,5 năm bằng phương pháp tán sỏi qua da và tán sỏi ngược dòng. BS cho tôi hỏi để tránh sỏi tái phát tôi nên có chế độ ăn uống như thế nào? Có phải càng mổ thì niệu quản sẽ càng hẹp lại và sỏi sẽ sinh ra càng nhiều không ah? Hiện tôi vẫn còn 1 viên 5mm một bên thận. Tôi nên dùng loại thuốc gì để bào mòn sỏi và tránh tái phát ah? Xin cảm ơn BS
BS. Nguyễn Thị Hằng:
Bạn không nên để tình trạng tái phát đi tái phát lại dẫn đến phải can thiệp nhiều lần như vậy. 
Để phòng bệnh, bạn nên uống đủ từ 1,5 - 2,2 lít nước mỗi ngày (đặc biệt uống nhiều lúc sáng sớm), tránh nhịn tiểu, tăng cường vận động và hạn chế ăn uống đồ có nhiều vitamin C.
Vì sỏi hay tái phát, nên sau khi tán sỏi, bạn cần phải duy trì uống thuốc có thành phần Kim tiền thảo để có tác dụng bào mòn, loại bỏ chất tạo sỏi ra khỏi cơ thể.

Nguyễn Khắc Trình - Nam 28 tuổi
Chào bác sĩ ạ Em đợt trước có bị sỏi thận , nhưng uống thuốc đi tiểu được ra và đợt đó có bị chảy máu đường tiết niệu thì liệu có ảnh hưởng đến sinh sản sau này không ạ? Em cảm ơn bác sĩ ạ!
BS. Nguyễn Thị Hằng:
Hiện tượng đi tiểu ra máu là do viên sỏi di chuyển trong đường tiết niệu gây nên. Tuy nhiên giờ sỏi đã hết, và hiện tượng này cũng không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản sau này.

Nguyễn Việt Cường - Nam 43 tuổi
Tôi có sỏi ở đài thận, kích thước 9mm và 7mm. Tôi có uống nước rau ngổ xay khoảng 1 tháng nay, tôi chưa đi kiểm tra lại. Liệu tôi có cần phải uống thêm thuốc gì nữa không? Và uống nước rau ngổ kéo dài thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Xin cảm ơn bác sĩ

BS. Lê Lương Đống:
Sỏi của bạn tương đối lớn nhưng bạn chưa cho biết vị trí sỏi ở đâu. Nếu ở vị trí ở dưới đài bể thận thì sẽ khó điều trị hơn.

Việc uống nước lá rau ngổ thì nó chỉ có thể thải được các sỏi bé cho nên không hy vọng uống tiếp để thải được sỏi này. Hơn nữa uống dài có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc là gây ra những khó chịu khác. Tốt hơn hết là bạn nên xét nghiệm nước tiểu để xem phương pháp điều trị là toan hóa hay kiềm hóa nước tiểu. Hiệu quả mòn sỏi tốt hơn.

Bạn có thể dung them 1 số sản phẩm thuốc chữa sỏi thận theo y học cổ truyền, để không những giúp mòn sỏi mà còn phòng nhiễm trùng đường tiết niệu (một trong những yếu tố làm sỏi tăng nhanh kích thước); đặc biệt là dung các thuốc thành phẩm, sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến, hoặc là được nghiên cứu, thừa hưởng khoa học hiện đại ngày nay.
Bùi duc toan - Nam 34 tuổi
Tôi đã tán sỏi niệu quản trái cách đây 2 năm, hiện giờ bên thân phải tôi hay bị đau, đi khám thì kích thước sỏi là 1,8mm, đài bể thận chưa giãn, xin hỏi làm thế nào để hiện tượng đau quặn thận giảm đi được ạ, tôi xin cảm ơn!  
BS. Nguyễn Thị Hằng:
Với kích thước sỏi này của bạn là rất lớn, lại thường xuyên đau quặn thận, bạn nên cần khẩn trương đi khám bác sĩ chuyên khoa để quyết định phương pháp hoặc phẫu thuật, hoặc tán sỏi ngoài cơ thể.
nguyen ngoc dung - Nam 65 tuổi
Tôi bị sỏi niệu quản nằm trên 1/3 niệu quản trái, kích thước 13mn/6mn, đang uống thuốc lá bào mòn, sau lưng trái lúc nào cũng tức, vậy bác sĩ cho hướng điều trị và tư vấn. Tôi cảm ơn!
BS. Nguyễn Thị Hằng:
Khi bị sỏi thận thường gây triệu chứng đau mỏi lưng. 
Bác không nói rõ là bác đang uống loại thuốc lá gì, nhưng với kích cỡ sỏi như của bác cũng tương đối lớn, bác cần đi khám để xem tình trạng của bệnh như thế nào để quyết định phương pháp điều trị (bởi sỏi niệu quản có nguy cơ gây ứ nước bể thận).

phạm thị thơm - Nữ 38 tuổi
Xin hỏi bsĩ tôi muốn làm thế nào để phòng ngừa sỏi thận. cách đây 10 năm tôi bị vôi thận, có uống một số loại lá cây dân gian và đã hết,mỗi ngày tôi cố gắng uống nhiều nước và với trọng lượng cơ thể tôi là 42 kg thì xin hỏi bác sĩ tôi uống 1 ngày như thế nào cho đủ lượng nước để không bị sỏi thận? Xin cảm ơn bác sĩ!
BS. Nguyễn Thị Hằng:
Lượng nước cần thiết cho cơ thể là từ 1,5 lít - 2,2 lít mỗi ngày. 
Đỗ Văn Tuấn - Nam 46 tuổi
Xin chào bác sĩ trước đây tôi bị sỏi thận nặng, đã mổ hai lần nhưng giờ thận vẫn có rất nhiều sỏi nhỏ. Hơn nữa thận bị ứ nước độ 3, giờ bác sĩ nói không mổ được nữa. Tôi phải chữa trị như thế nào để hết sỏi thận. Chế độ chăm sóc, ăn uống có cần lưu ý gì không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
BS. Lê Lương Đống:

Như vậy bạn thuộc cơ địa dễ tạo sỏi đường tiết niệu và đã có biến chứng, có nguy cơ suy và teo thận ứ bị ứ nước. Vì các thông tin bạn cung cấp chưa đủ để tôi có thể tự vấn cụ thể hơn. Tôi khuyên bạn nên đến cơ sở chuyên khoa thận tiết niệu để hội chẩn và có phương pháp điều trị xác đáng.

Tuy nhiên, trước mắt, bạn có thể dùng các thuốc y học cổ truyền như Sirnakarang để lợi tiểu, giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu. Xin nhắc lại là không nên trì hoãn việc đi khám để có hướng xử lý thận ứ nước.  

Luong Van Thu - Nam 59 tuổi
Tôi năm nay 59 tuổi, được chẩn đoán sỏi thận bên phải 14mm, bên trái từ 3-5mm, tuy nhiên tôi chưa bị đau. Xin hỏi với kích thước như vậy tôi đã cần tán sỏi chưa, và có cách nào điều trị không cần tán không, xin Bác sĩ cho lời khuyên.
BS. Nguyễn Thị Hằng:
Với kích cỡ sỏi thận phải 14mm - kích cỡ này đã lớn dễ gây nguy cơ một số bệnh lý của thận nên bác nên đi tán sỏi.
Ngoài ra, bên thận trái của bác vẫn có sỏi nhỏ, nên bác có thể uống một số thuốc có thành phần là Kim tiền thảo như Sinakarang để bào mòn sỏi và tống sỏi ra ngoài, tránh tái phát.
http://giaoluu.dantri.com.vn/Public/281/dang-ky-phong-van.html

0 Post a Comment:

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến!
Chúc bạn có một ngày thật vui vẻ.

Kết nối bạn bè

Wikipedia

Search results

Video Nổi bật

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm

 
Please Enable Javascript!Enable JavaScript