Vợ chồng không phải ngẫu nhiên mà đến được với nhau, tất cả đều là do duyên nợ.
''Tu trăm năm mới chung thuyền, tu nghìn năm mới nên duyên vợ chồng''
Có một câu chuyện Phật giảng như sau:
"Có 1 chàng trai đau khổ vì người yêu bỏ đi lấy chồng. Anh ta đau khổ nên tìm lên chùa và hỏi 1 vị sư thầy.
- Tại sao Con yêu cô ấy nhiều như thế mà cô ấy vẫn đi lấy người khác?
Sư thầy mỉm cười và cho anh chàng xem 1 chiếc gương. Trong đó có hình ảnh 1 cô gái đẹp khỏa thân nằm chết bên đường.
Mọi người đi qua đều bỏ đi...
Chỉ có 1 anh chàng dừng lại nhưng cũng chỉ đắp cho cô gái ấy 1 cái áo rồi cũng bỏ đi.
Mãi sau có 1 chàng trai khác đến và đem xác cô gái đi chôn.
Sư thầy nhìn anh chàng và nói:
- Kiếp trước anh mới chỉ là người đắp áo cho cô ấy thôi. Còn người chồng cô ấy lấy bây giờ chính là người kiếp trước đã chôn cô ấy, đó chính là chữ NỢ, anh chỉ có DUYÊN với người Con gái ấy thôi!"
Phật nói rằng,cuộc sốngcon người chỉ là một giai đoạn trong dòng chảy luân hồi. Kiếp này nối tiếp kiếp khác, thừa hưởng và kế thừa lẫn NỢ nhau. Con người gặp nhau là bởi chữ DUYÊN, sống và yêu nhau là bởi chữ NỢ.
Nhiều cặp Vợ chồng, đôi lứa đang sống với nhau mà một trong hai người bỗng có tình cảm với người khác, dẫn đến chuyện chia tay. Những người dung tục sẽ nói người kia là trăng hoa, đểu cáng... nhưng thật ra đó chỉ là người ta đã trả xong nợ và đã đến lúc phải rời đi. Chuyện tình cảm không thể níu kéo được.
Vợ chồng là thiếu nợ lẫn nhau sao?Vợ chồng là nợ nghiệp nhau sao? Duyên vợ chồng như thế nào mới có thể chấm dứt đây? Vợ chồng lại là cái gì duyên mà kết thành đây?
Tục ngữ có câu: “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”. Ý câu này là, những người có thể ngồi chung trên một chuyến thuyền đều là người hữu duyên, còn có thể kết thành vợ chồng thì giữa họ với nhau mối duyên càng sâu đậm.
Nói cách khác, quan hệ vợ chồng là loại sâu sắc nhất trong tất cả các loại duyên phận, chỉ có điều là trong những duyên này có thiện có ác.
Có 3 loại nhân duyên khiến vợ chồng đến được với nhau
Duyên đến từ việc người này có ân với người kia
Con người trong những lần gặp nhau, nếu người này có ân với người kia, khiến họ cảm động khôn nguôi và nguyện ý báo ân trả nợ, thì vào kiếp sau một người sẽ là nam còn người kia là nữ, bởi nguyện ước thiện lành trong quá khứ mà kết thành vợ chồng.
Ví dụ, khi bạn rơi xuống nước, lúc đó không ai nguyện ý cứu bạn, nhưng lại có một người dũng cảm quên mình vì bạn, mặc kệ có cứu sống hay không, bạn vẫn ghi lòng tạc dạ ân nghĩa này.
Vì đền ân cứu mạng, bạn vào kiếp sau sẵn lòng làm thân trâu ngựa báo đáp. Loại tình huống này chính là duyên vợ chồng vì báo ân mà kết thành.
Trong các loại duyên vợ chồng, loại duyên vợ chồng này có thể hạnh phúc mỹ mãn nhất, bởi vì sâu thẳm trong ý thức của một người tồn tại ý niệm dâng hiến một cách không oán không hối, nên hai bên đều có thể hạnh phúc.
Tuy nhiên, loại vợ chồng này không bảo đảm là không cãi nhau hoặc không ly hôn, nếu cá tính không hợp thì vẫn sẽ có vấn đềm a sát khi sống chung.
Duyên mà người này thiếu nợ người kia
Nếu như duyên vợ chồng kết thành từ việc người này thiếu nợ người kia, thì chúng ta có hai loại nợ nần được tính đến. Một là khoản nợ tiền tài, hai là khoản nợ tình cảm, cũng có những khoản nợ khác, nhưng hai loại trên vẫn là chính yếu.
Ví như nếu kiếp trước bạn là đàn ông, bị một người con gái phụ bạc, lừa gạt tình cảm, cảm thấy không cam lòng. Như vậy kiếp sau bạn sẽ còn gặp lại cô ấy. Khi cô gái này gặp được bạn, cô sẽ nắm chặt bạn, không bao giờ để bạn chạy trốn nữa. Đây chính là vợ chồng vì khoản nợ tình cảm mà kết thành.
Một ví dụ khác như, khi nam nữ đang trong quá trình tìm hiểu, con trai lúc nào cũng là người chi trả mọi khoản. Nếu cô gái ham hưởng thụ điều này, mà lại không thành tâm muốn kết giao, khi đã lợi dụng được một thời gian liền lạnh lùng rời đi, như vậy người con trai đương nhiên sẽ rất không cam tâm.
Nếu là vậy, cô gái này trong kiếp sau sẽ còn gặp người con trai này, cô gái khi đó cũng sẽ có tiền, nhưng rất nhiều tiền của cô đều bị anh ta tiêu hết, hoặc cuối cùng đều thuộc về anh ta. Trường hợp này làvợ chồngvì khoản nợ tiền tài mà kết thành.
Dẫu đây là vì ác duyên mà kết thành vợ chồng, nhưng chỉ cần trong quá trình sống chung tại kiếp này có thể làm việc chăm chỉ, không so đo với nhau khi ở chung, thì vẫn có cơ hội sống hạnh phúc.
Nhân duyên thiếu nợ lẫn nhau
Loại duyên thiếu nợ lẫn nhau này, tức là nợ qua nợ lại nhưng là nợ tiền tài và tình cảm là phần nhiều. Nói cách khác, nếu đôi bên khi tìm hiểu, đã nợ nhau các khoản tiền tài và tình cảm như trên, họ kiếp này gặp lại kết thành vợ chồng, vừa vặn dễ dàng giúp nhau trả nợ.
Lúc này cũng có thể nói,vợ chồng kết thành chính là vì cân bằng nhân quả. Chính vì có nhân quả nên “quan hệ” giữa con người với nhau liên tục được cân bằng, không tồn tại bất công.
Vì vậy, bất kì ai khi đã nên duyên vợ chồng, cần phải quý trọng nhau mà chung sống, vì khoản nợ này sẽ còn thay đổi. Không được oán giận người kia, không được oán trời trách đất, vì oán thán sẽ khiến món nợ kia trả hoài không hết!
Hoặc món nợ đã mắc càng ngày càng nặng hơn! Trong loại duyên vợ chồng này, bởi vì hai bên đối với nhau đều đòi hỏi bên này phải trả nợ bên kia, nên thường xuất hiện tính toán và tranh chấp.
Tuy nhiên, hai bên chỉ cần thay đổi suy nghĩ, dùng thái độ cam tâm tình nguyện mà đối đãi với người kia, như vậy khoản nợ này sẽ nhanh chóng được trả hết.
0 Post a Comment:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến!
Chúc bạn có một ngày thật vui vẻ.