1. 1. Ba
tôi sinh ngày 20 tháng Giêng năm Ất Hợi, ở một làng quê nghèo bên dòng sông
Đáy, nay là Làng Đại Kỳ, xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Ba mẹ
tôi là người cùng làng.
Ngày xưa làng tôi nghèo lắm, các cụ xưa còn lưu lai câu nói:“Tiền tam ngưu, hậu thất cuốc”, cả làng chỉ có 3 con trâu và 7 cái cuốc làm ruộng. Dân làng quanh năm đi cắt rơm rạ đốt thành tro bán lấy tiền sinh sống. Có một câu thơ nghe thật não lòng: “Giang sơn có một đội tro/ Đêm nằm tơ tưởng đi đò Đông Cao”. Đói nghèo là lý do duy nhất phải ly hương tìm đường sống!
2. 2. Từ
những năm 1930 đến 1940, gần 1/3 dân làng tôi lên Mỏ kẽm Chợ Điền làm phu cho
Pháp (nay thuộc xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, Bắc Cạn). Gia đình anh em ông bà nội,
ngoại của tôi cũng nằm trong số đó.
3. 3. Nạn
đói khủng khiếp năm 1945 đã cướp đi bà nội và cụ nội tôi trong cùng 1 tháng.
Ông nội tôi mới 37 tuổi, đội 2 vòng khăn tang trắng trên đầu một mình côi cút
nuôi 4 con thơ dại. Khi ấy ba tôi hơn 11 tuổi, cô út mới lên 5.
4. 4. Tháng
3.1947, ba tôi cùng 5 người bạn tuổi 13, 14 được nhận vào làm việc tại Nha
nghiên cứu kỹ thuật, Cục Quân giới, Bộ Quốc phòng tại núi Phia Khao, (Chợ Đồn,
Bắc Cạn) do Giáo sư Trần Đại Nghĩa lãnh đạo. Ai dã từng đọc hồi ký “Gánh gánh…gồng
gồng” của tác giả Nguyễn Xuân Phượng có nhắc đến sự kiện này.
5. 5. Đầu
tháng 5.1954, ba tôi chuyển công tác lên Mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng. Từ một cậu
bé nghèo ít học, ba tôi đã học bổ túc văn hóa đến lớp 10 và học nghề hàn điện với
chuyên gia Liên Xô, đạt bậc 5/7 khi chưa đến tuổi 25. Đồng thời, ông còn là cộng
tác viên của Báo Lao động viết nhiều bài về phong trào thi đua xây dựng mỏ thiếc
thời kỳ đó.
6. 6. Cuối
năm 1956, ba tôi về quê và cưới mẹ tôi, một cô thôn nữ xinh đẹp. Cảm xúc về hạnh
phúc lứa đôi được ba tôi ghi lại trong bài thơ Vu quy:
“Nhớ ngày anh đến rước em/ Đường bậc thang buồn xóm nhỏ/
Mưa dầm đường trơn đất lở/ Thương em ướt áo lấm quần/ Mẹ già
héo hắt lá vàng/Mắt đọng giọt thương giọt nhớ/Em bước chân qua
bậu cửa/ Còn lại mẹ với đồng sâu…” Thế rồi, đôi vợ chồng trẻ tạm
biệt quê hương lên Mỏ thiếc Tinh Túc Cao Bằng, từ nơi đây bắt đầu
xây dựng cuộc sống gia đình công nhân mỏ.
7. 7. Đến
tháng 6.1963 theo tiếng gọi xây dựng Mỏ than Na Dương Lạng Sơn, ba mẹ tôi cùng rất
nhiều gia đình công nhân Mỏ thiếc chuyển về Mỏ than. Lúc này, ba mẹ đã có 3
con, tôi lên 6, em Cường 3 tuổi và em Hải mới hơn 8 tháng. Tôi chỉ còn nhớ cả mấy
gia đình công nhân và đồ đạc lỉnh kỉnh chất lên những chiếc xe tải cồng kềnh ì ạch
đi mấy trăm cây số, mất mấy ngày đêm mới đến nơi – Khu tập thể công nhân mỏ tại
xã Pò lọi, Lộc Bình, Lạng Sơn.
8. Ba mẹ tôi làm ở Xưởng cơ điện chuyên sửa chữa thiết bị khai thác than của Mỏ. Ba tôi là thợ hàn bậc 6/7, mẹ tôi là thợ đúc bậc 4/7. Tại đất Na Dương, 4 em tôi lần lượt chào đời. Đó là Long sinh năm 1965, Quỳnh sinh 1968, Dương sinh 1971 và út Giang sinh 1977.
Có một điều mà tôi không hiểu nổi: một gia đình công nhân với 7
người con, sống trong thời bao cấp khó khăn chồng chất, nhưng ba
tôi vẫn luôn say mê, sáng tạo trong chuyên môn và văn nghệ. Ông là
Kiện tướng sáng kiến của Bộ Mỏ và Than nhiều năm, là tác giả ý
tưởng thiết kế cầu vượt sông bằng dây cáp ở Đường Trường Sơn
năm 1968. Đồng thời, còn là tác giả nhiều bài thơ, nhiều vở kịch.
Đặc biệt là vở kịch Ké Dìn đã được giải Nhất của Bộ Mỏ và Than
năm 1976. Vậy, nguồn năng lượng nào đã tạo nên cảm hứng và sáng tạo
của ba tôi ?
9. 9. 16
năm trên đất Na Dương, tuổi thơ của anh em chúng tôi như bao con em gia đình
công nhân mỏ đều lớn lên và trưởng thành, gắn liền với sự thăng trầm phát triển
của Mỏ than và diễn biến của 2 cuộc chiến tranh chống Mỹ, chống Tàu. Đến tháng
6.1979, ba mẹ tôi được chuyển công tác về Xưởng cơ điện Mỏ than Bắc Thái, tại
Làng Cẩm. Đến năm 1982, ba mẹ tôi nghỉ hưu và sinh sống tại đội 11 Hà Thượng, Đại
Từ. Tháng 12.2000, ba mẹ tôi chính thức chuyển về sinh sống tại số nhà 11, tổ
17, phường Quang Trung cho đến nay.
. 10. Trong
bài thơ “Tự vấn”, ba tôi đã viết:
Tôi
viết bài thơ tự vấn mình
Chìm
nổi một đời với nhục vinh
Họa
khi đất gọi về bên ấy
Có để được gì cho hậu sinh
Trong kiếp sống này, chúng con thật sự may mắn và hạnh phúc được làm con của ba mẹ. Ba đã truyền lại một tình yêu và niềm đam mê sáng tạo không ngừng nghỉ trong KHCN và thi ca, còn mẹ luôn ấp ủ tình thương bao la và ý chí, nghị lực phi thường để chúng con thực hiện những ước vọng đó đến thành công. Đó là chân giá trị cao nhất mà ba mẹ để lại cho chúng con bảo tồn và phát triển ở những thế hệ tiếp theo!
Ngàn lần kính chúc ba mẹ
hạnh phúc và bình an!
Nếu có một điều ước, chúng con mong được làm con của ba
mẹ trong muôn kiếp nhân sinh!
0 Post a Comment:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến!
Chúc bạn có một ngày thật vui vẻ.